Kích thước panel: Màn hình Wide 27.0″(68.47cm) 16:9 Độ bão hòa màu: 72%(NTSC) Kiểu Panel : VA Độ phân giải thực: 1920×1080 Khu vực Hiển thị (HxV) : 595.303 x 336.312 mm Pixel: 0.311mm Độ sáng (tối đa): 300 cd/㎡ Bề mặt Hiển thị Chống lóa Tỷ lệ Tương phản (Tối đa) : 3000:1 Độ tương phản thông minh ASUS (ASCR): 100000000:1 Góc nhìn (CR ≧ 10): 178°(H)/178°(V) Thời gian phản hồi: 4ms (Gray to Gray) Màu sắc hiển thị: 16.7 triệu màu Không chớp Tấm nền cong : 1800R
Tính năng video
Công nghệ không để lại dấu trace free: Có Các lựa chọn nhiệt độ màu: 4 chế độ GamePlus (chế độ) : Có (Ngắm/Hẹn giờ/Bộ đếm FPS/Màn hình hiển thị dạng lưới)
Hỗ trợ HDCP Tần suất Ánh sáng Xanh Thấp : Có VividPixel : Có GameVisual :8 Chế độ(Cảnh vật/Đua xe/Rạp/RTS/RPG/FPS/Chế độ sRGB/Chế độ MOBA/Chế độ tùy chọn) Hỗ trợ công nghệ FreeSync™ Display Widget Extreme Low Motion Blur GameFast Input technology
Phím nóng thuận tiện
GamePlus
Cần Điều hướng 5 Chiều Trên Màn hình
GameVisual
Các cổng I /O
Tín hiệu vào: HDMI(v1.4), DisplayPort 1.2, DVI-D liên kết kép Giắc cắm tai nghe: 3.5mm Mini-Jack
Tần số tín hiệu
Tần số tín hiệu Digital: 55.3~162 KHz(H) / 48~144Hz(V)
Điện năng tiêu thụ
Điện năng tiêu thụ <50W*
Chế độ tiết kiệm điện <0.5W
Chế độ tắt nguồn <0.5W
Thiết kế cơ học
Màu sắc khung: Xám sẫm, Red Góc nghiêng: +20°~-5° Xoay : +50°~-50° Tinh chỉnh độ cao : 0~100 mm Chuẩn VESA treo tường: 100x100mm Thiết kế Viền Siêu Mỏng : Có Aura RGB lighting effect
Bảo mật
Khoá Kensington
Kích thước
Kích thước vật lý kèm với kệ(WxHxD):
619.64x(523.91~423.91)x268.62mmKích thước vật lý không kèmkệ (WxHxD):619.64×371.12x109mmKích thước hộp(WxHxD:752x560x268mm
Khối lượng
Trọng lượng thực : 6.9 kg
Trọng lượng thô: 9.95 kg
Phụ kiện
Dây nguồn
Sạc nguồn
Cáp DisplayPort (Có thể có)
Sách hướng dẫn
Cáp HDMI (Có thể có)
Phiếu bảo hành
Tấm che đèn LED bằng acrylic
Quy định
BSMI, CB, CCC, CEL level , FCC, J-MOSS, WHQL (Windows 10, Windows 8.1, Windows 7), UkrSEPRO, UL/cUL, VCCI, TUV Không Chập chờn , TUV Tần suất Ánh sáng Xanh Thấp, eStandby, CU(EAC), KC(EK)-SDoC, MSIP(KCC), CE(includes RCM)GEMS
Ghi chú
*độ sáng màn hình là 200 nit khi không kết nối âm thanh / USB/ Đầu đọc thẻ
**Adaptive-Sync (FreeSync) technology supported within 48~144Hz for both DisplayPort and HDMI port
Trong những năm vừa qua, ASUS đã dành nhiều thời gian và công sức hơn cho thương hiệu ASUS ROG của mình với hàng loạt những sản phẩm được thiết kế độc đáo, có điểm nhấn riêng và thoát ra khỏi bóng dáng của các dòng màn hình thông thường. Trong năm 2017 này, dòng ASUS ROG cũng “đón nhận” một sản phẩm màn hình chơi game hoàn toàn mới với tên gọi ASUS ROG Strix XG27VQ. Nếu so sánh với những sản phẩm gần đây mà Vietgame.asia thử nghiệm, có thể nói ASUS ROG Strix XG27VQ sở hữu nhiều những tính năng cao cấp phù hợp với nhu cầu của game thủ nhưng vẫn có mức giá khá hợp lý dành cho người dùng cá nhân.
Hãy cùng Vietgame.asia thử nghiệm sản phẩm này các bạn nhé!
Thiết kế “phi thuyền ROG” không phải là thiết kế mới mẻ của ASUS trên dòng màn hình dành cho game thủ bởi nó đã xuất hiện hơn một năm về trước trên mẫu màn hình ASUS ROG SWIFT PG348Q, thế nhưng khi ASUS mang thiết kế này xuống dòng màn hình chơi game trung cấp dành cho game thủ ASUS ROG Strix XG27VQ thì đây là lần đầu tiên mẫu thiết kế vừa đẹp mắt, vừa linh hoạt này xuất hiện trong tầm mắt người dùng phổ thông.
Kết cấu của thiết kế phi thuyền ROG khá đơn giản với một khung nhựa cứng màu đen với các hoa văn đậm chất khoa học viễn tưởng, panel màn hình trên ASUS ROG Strix XG27VQ được đặt sát tấm kính nền, giúp “bóp mỏng” các viền benzel xung quanh và “tràn” ra khung ngoài, giúp cho cả khối hiển thị trở nên liền mạch. Điều này giúp cho việc kết hợp nhiều màn hình trở nên dễ dàng hơn, giảm thiểu vạch ngăn cách giữa hai màn hình cũng như đem lại cảm giác sang trọng hơn cho người dùng.
Panel màn hình trên ASUS ROG Strix XG27VQ được đặt sát tấm kính nền, giúp “bóp mỏng” các viền benzel xung quanh và “tràn” ra khung ngoài, giúp cho cả khối hiển thị trở nên liền mạch
Chân đế linh hoạt là điểm nhấn sáng giá nhất của kiểu thiết kế “phi thuyền ROG” trên ASUS ROG Strix XG27VQ với khớp xoay linh hoạt khá giống với kiểu thiết kế của các màn hình Ultrasharp từ Dell trước đây với khả năng nâng lên hay hạ xuống đến 10cm. Tuy nhiên, tính năng xoay màn hình 90 độ không quá phù hợp với tấm nền màn hình cong nên hãng cũng chỉ làm trục xoay 50 độ mà thôi. Dù vậy, thiết kế chân đế linh hoạt này là một điểm sáng nếu so sánh với các dòng màn hình chơi game tầm trung trước đây vốn có chân đế khá cứng nhắc.
Thêm vào đó, ASUS cũng trang bị khá nhiều đèn màu cho ASUS ROG Strix XG27VQ để tạo phong cách riêng. Chẳng hạn như chân đế kiểu tên lửa được trang bị đèn nền LED với logo ROG có thể được “độ” lại theo ý thích người dùng bằng cách thay tấm plate nhựa, hay hệ thống đèn nền ASUS Aura RGB Lightning với khả năng hiển thị nhiều hiệu ứng đèn khác nhau.
Là một màn hình chơi game dành cho game thủ, ASUS ROG Strix XG27VQ có khá nhiều đặc tính giống với phiên bản “chuyên trị” phòng net ASUS VA326H của mình. Chẳng hạn như bạn sẽ sở hữu tốc độ quét hình 144Hz, tấm nền cong 1800R ôm gọn tầm mắt người dùng mặc dù không thật sự cần thiết như với các màn hình siêu rộng, hay các chế độ hiệu chỉnh Game Visual và Game Plus bên trong menu điều khiển… Những tính năng này đã khá quen thuộc với phần đông game thủ trong thời gian qua và đã trở thành một phần không thể thiếu trong nhóm tiêu chuẩn cao cấp dành cho màn hình chơi game đang dần được “phổ cập” rộng rãi xuống các phân khúc tầm trung.
Nếu chỉ có thế thì ASUS ROG Strix XG27VQ vẫn chưa đủ “sức thuyết phục” khi sở hữu kích thước màn hình nhỏ hơn so với phiên bản ASUS VA326H trước đây. Điểm nhấn của sản phẩm nằm ở một số tính năng mở rộng hữu ích khác như tính năng Freesync (Adaptive Sync) chống xé hình khi kết nối với các cạc màn hình đến từ AMD với khoảng đáp ứng rộng từ 30fps lên đến 144fps, hay tính năng chống nhòe hình với các chuyển động nhanh (Anti Motion Blur).
Là một màn hình chơi game dành cho game thủ, ASUS ROG Strix XG27VQ có khá nhiều đặc tính giống với phiên bản “chuyên trị” phòng net ASUS VA326H của mình
Một trong những tính năng mà người viết khá thích ở ASUS ROG Strix XG27VQ chính là tính năng “Sharable Display Setting Parametter”. Tính năng này cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ thiết lập đồng bộ của màn hình với các màn hình khác có cùng tính năng để tạo nên độ đồng bộ về màu sắc và thiết lập, từ đó việc thiết lập đa màn hình trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, nhất là đối với các game thủ muốn thiết lập hệ thống chơi game cao cấp. Nhờ vậy người dùng có thể điều chỉnh cùng lúc tất cả các màn hình một cách nhanh chóng trên hệ thống đa màn hình, dù cho đó là các thiết lập tự chính (custom) mà không phải “mò mẫm” trong menu ở từng màn hình đơn lẻ.
ASUS ROG Strix XG27VQ sở hữu một mức giá “thơm phức” với thiết kế và tính năng cao cấp, thế nhưng bạn sẽ gặp phải một vài vấn đề đau đầu nho nhỏ cần cân nhắc khi chọn mua sản phẩm.
Vấn đề đầu tiên nằm ở chân đế “tên lửa” của sản phẩm. Bộ chân đế này thiết kế với ba chân chống, khá lớn để có thể kìm giữ trục chính xoay linh hoạt trên phần hiển thị khá nặng của ASUS ROG Strix XG27VQ, nhưng cũng vì thế mà chân đế này khá chiếm diện tích trên bàn làm việc. Với kích cỡ trung bình vào khoảng 60cm cho các bàn làm việc tiêu chuẩn, phần hiển thị của màn hình sẽ bị “chồm lên” chiếm 2/3 diện tích của bàn làm việc thay vì mức chỉ 1/3 như các loại chân đế tiêu chuẩn khác, đẩy màn hình sát vào mắt người dùng gây nên đôi chút khó chịu về tầm nhìn, nhất là với những không gian làm việc, học tập có phần chật hẹp.
Với kích cỡ trung bình vào khoảng 60cm cho các bàn làm việc tiêu chuẩn, phần hiển thị của màn hình sẽ bị “chồm lên” chiếm 2/3 diện tích của bàn làm việc thay vì mức chỉ 1/3 như các loại chân đế tiêu chuẩn khác
Vấn đề cuối cùng vẫn là vấn đề muôn thuở của các màn hình chơi game tầm trung mà ASUS ROG Strix XG27VQ và “đàn anh” như ASUS VA326H cũng đều gặp phải. Đó chính là việc bạn phải “hy sinh” chất lượng màu sắc để đổi lấy tốc độ quét hình, tốc độ phản ứng cao trong khi việc sử dụng các tấm nền IPS “ép xung” như ở ASUS ROG SWIFT PG348Qlại tỏ ra vô cùng đắt đỏ. Tuy vậy, chất lượng màu của Panel VA vẫn tốt hơn khá nhiều so với các panel TN “rẻ tiền” ở phân khúc tầm thấp, đủ sức thỏa mãn các game thủ trong tất cả các game trên thị trường hiện nay nên bạn cũng không cần phải lo lắng về vấn đề này.